Bưởi da xanh thuộc họ hàng cây the, vỏ trái có 1 chất giống như gas, nếu bạn nặn vỏ, xịt vào ngọn đèn lửa hở thì nó bùng cháy nghe phèo phèo. Do đó, phần lớn côn trùng khi ăn phải vỏ bưởi chúng đều bị chóng mặt, nhức đầu, nặng thì chúng té xuống gốc cây bò lên không nổi, nhẹ thì cũng bị chim sâu nó ăn…
Khi bà con phát hiện sâu hại trên cây bưởi nhà mình thì không cần phải lo lắng, dưới đây sẽ có rất nhiều cách để phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả:
1. Kinh nghiệm phát hiện và diệt sâu hại:
- Loại sâu non của sâu đục thân khi còn nhỏ thường đục những cành tăm trên tán làm cho ngọn cành bị héo. Sau đó, những con sâu này sẽ đục dần xuống cành to, phân thải của chúng qua các lỗ đục thoát ra ngoài. Có một lớp mùn gỗ nhỏ màu nâu trắng mà sâu non đục nó bám vòng quanh gốc cây, chỉ cần lấy tay gạt lớp mùn cưa này là thấy vết sâu ăn lỗ chỗ vỏ cây.
- Cách trị sâu: Khi bà con phát hiện thấy sâu hại nên bẻ cành tăm héo, để tiêu diệt những con sâu non, hãy dùng mũi dao, ngọn mây hoặc dây phanh lụa xe đạp luồn quanh vết sâu đục chọc chúng ở thân cành hay gốc cây. Hoặc cũng có thể hòa CÔN TRÙNG - BUG cho vào bơm tiêm nhỏ tiêm vào lỗ sâu đục để diệt sâu.
2. Sâu đục trái Bưởi
-Trứng được đẻ thành từng chùm ở mặt dưới quả. Sau khi trứng nở, sâu non đục vào vỏ quả. Giai đoạn sâu non từ 9-12 ngày. Khi trườn thành, sâu nhả tơ xuống đất và hóa nhộng trong đất. Giai đoạn trưởng thành kéo dài 2-4 ngày, giai đoạn nhộng kép dài 8-11 ngày.
Trái bưởi bị sâu đục
– Một số biện pháp phòng trừ tạm thời như sau:
+ Trong vườn cây có múi, nuôi kiến vàng và tạo điều kiện cho kiến phát triển.
+ Thu gom tất cả các trái bị sâu đục đem tiêu huỷ bằng cách đào hố chôn hoặc cho vào bao nylon cột kín lại để diệt sâu còn ở bên trong trái.
+ Để vườn thông thoáng nên cắt tỉa nhánh sau thu hoạch kết hợp với việc bón phân bồi sình để vừa diệt nhộng.
+ Nên tiến hành bao trái bằng loại bao thích hợp (1 tháng sau khi đậu trái).
3. Nhện:
– Cả ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ, màu nâu, vàng lợt hoặc trắng trong tùy loại, không cánh, có 8 chân giống như nhện. Cả ấu trùng và thành trùng thường chích hút lá non và bên ngoài vỏ trái non làm vỏ trái bị sần sùi như da cám.
Nhện Đỏ hại bưởi
– Phòng trị: Trong tự nhiên cũng có nhiều loài thiên địch có thể làm giảm mật số của nhện. Có thể áp dụng biện pháp canh tác để hạn chế nhện chích hút trái bằng cách bao trái lùc còn nhỏ.
4. Bệnh thối gốc, chảy mủ:
– Trong điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ thấp, độ pH đất thấp thích hợp cho nấm phát triển và gây hại. Xảy ra hiện tượng có những vết nhũn nước, nhựa chảy ra ở phần gốc, lúc đầu có màu vàng, và khô cứng lại có màu nâu sau đó. Vết bệnh sau cùng khô và nứt, ngay vết bệnh vỏ trong bong ra. Vòng quanh thân hoặc rễ chính bệnh phát triển rất nhanh, làm lá bị vàng, nhất là gân lá, kế đó lá rụng, còn khi lá trên cành đã rụng gần hết, cành khô chết là lúc cây đã bị bệnh nặng.
BIO FUGI phòng trừ nấm bệnh tối ưu
– Phòng trị: Vào mùa mưa, không nên ủ cỏ sát gốc mà phải cách gốc. Phải cào hết đất xung quanh gốc cho thông thoáng… đừng để úng nước. Dùng dụng Dược Vương + Nano Pico, hoặc Bio Fugi + Nano Đồng pha đặc rồi quét lên chỗ vừa cạo, hoặc dùng quét lên cũng được.
5. Bệnh Vàng lá thối rễ:
– Trong mùa mưa lũ hoặc sau khi tưới nước ra hoa (khi trái đã lớn), bệnh thường gây hại nặng nhất. Cây bị bệnh, gân lá có màu vàng trắng, phiến lá ngã màu vàng xanh và rụng đi. Chỉ có một vài nhánh biểu hiện vàng, rụng lá ban đầu, nhưng sau đó toàn cây sẽ bị rụng lá. Đào rễ lên thấy phía cành rụng lá rễ bị thối, phần gỗ vỏ rễ bị tuột, gỗ bị sọc nâu lan dần vào rễ lớn. Tất cả rễ bị thối và cây chết khi bệnh nặng.
– Phòng trị: Trồng nơi đất cao, thoát nước tốt, phải làm bờ bao nếu vườn thấp. Nếu phát hiện sớm, cắt bỏ rễ bị thối, bôi thuốc vào vết cắt. Bón thêm phân lân, KaLi
- KHUYẾN CÁO
+ Đối với sâu đục hại bưởi bưởi và nhện dùng CÔN TRÙNG - BUG và BUG RED phun định kì để phòng trị.
+ Đối với bệnh thối gốc xì mủ, vành lá thối rễ:
. Phòng là chủ yếu: sử dụng chế phẩm TRICHODERMA để sử lý trộn chung với đất. phun định kì Bio Fugi để phòng.
. Cách trị: kiểm tra vườn đối với những cây bị nặng nên loại bỏ ra khỏi vườn và tiêu hủy.
Những cây mới chớm bệnh sử dụng Dược Vương + Nano Pico, hoặc Bio Fugi + Nano Đồng sử dụng 2 3 lần đổ gốc kết hợp phun thân cành lá, quét thuốc vào vết bệnh (đối với cây bị chảy mủ)
- Ngoàin ra nên sử dụng thêm NANO PRIME TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CÂY TRỒNG Để giúp cây tự kháng bệnh.