Phân chuồng là một nguồn nguyên liệu tuyệt vời cho việc canh tác theo hướng hữu cơ. Nó cung cấp chất dinh dưỡng, chất mùn hữu cơ và kích thích các hoạt động của vi sinh vật trong đất để tạo nên độ phì nhiêu.
Tuy nhiên nếu sử dụng phân chuồng không đúng kỹ thuật hoặc sử dụng phân chuồng tươi chưa qua quá trình ủ hoai sẽ gây tác hại nhiều hơn là có tác dụng, chúng làm chất lượng nông sản, thực phẩm bị nhiễm độc, dinh dưỡng đất đai mất cân đối, vấn đề cỏ dại và sự ô nhiễm môi trường.
1. Mất cân đối dinh dưỡng
Việc sử dụng phân chuồng thô thường gây ra tình trạng mất cân đối dinh dưỡng trong đất canh tác. Những sự kiện gây nên tình trạng này có thể bao gồm:
a. Cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng
Khi bón phân chuồng tươi xuống đất, các vi sinh vật trong đất tập trung phân giải các chất hữu cơ trong phân chuồng, chuyển hóa phân tươi thành mùn. Để các vi sinh vật hoạt động thì chúng phải sử dụng dinh dưỡng có sẵn trong đất, đặt biệt là lân và đạm để làm nguồn năng lượng hoạt động, do đó dẫn đến tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa vi sinh vật với cây trồng.
b. Ức chế hấp thu một số chất dinh dưỡng
Phân chuồng thường giàu một số chất dinh dưỡng nào đó như lân hoặc kali. Thông thường thì rất tốt cho việc canh tác nhưng sử dụng nhiều và lập đi lập lại sẽ gây nên tình trạng dư thừa một hoặc hai nguyên tố gây nên tình trạng mất cân đối dinh dưỡng.
Một thí dụ điển hình có thể kể ra như sau: Việc sử dụng quá nhiều phân gà thô đã gây nên sự thừa lân trong đất và các vùng nước lân cận bị ô nhiễm bởi lân. Các chất dư thừa cũng ngăn cản cây trồng hấp thụ các khoáng chất khác. Sự dư thừa lân ngăn cản cây trồng hấp thụ đồng và kẽm. Kali dư thừa làm giảm hiệu năng của Bor, Măng gan và ngay cả Magnesium (Ma-nhê).
c. Có thể làm đất bị chua
Sử dụng liên tục phân chuồng thô sẽ làm cho đất có tính acid (bị chua). Khi phân chuồng bị phân hủy thường phóng thích nhiều acid hữu cơ khác nhau, những acid hữu cơ này hỗ trợ quá trình chuyển hóa các khoáng chất sang dạng dễ dàng cho cây hấp thụ. Đây là một lợi ích của việc sử dụng phân chuồng nhưng ít được ghi nhận. Tuy nhiên theo thời gian, sự chuyển hóa các khoáng chất quá nhanh sẽ làm cho lượng Canxi trong đất bị cạn kiệt và kết quả là độ acid trong đất vượt ra khỏi ngưỡng tối ưu cho hầu hết các loại cây trồng.
Tuy phân chuồng thô có cung cấp canxi cho đất nhưng không đủ để gây hiệu quả ngược lại với khuynh hướng gia tăng độ acid của đất. Một giải pháp có thể sử dụng là bón thêm calci (Sử dụng bột vỏ sò, bột xương hoặc các nguồn calci khác trộn thêm vào).
d. Làm dư thừa một số chất
Một số phân chuồng tươi có chứa một lượng lớn đạm và muối khoáng. Khi dùng bón cho các loại cây trồng đang canh tác, những muối khoáng này có thể gây hậu quả tương tự như việc bón quá nhiều các phân bón hóa học. Với số lượng quá dư thừa chúng có thể làm cháy rễ các cây con, giảm khả năng chống chịu sâu bệnh và làm giảm thời gian bảo quản của nông sản. Dư thừa độ mặn trong đất thường liên quan với việc bón phân chuồng quá nhiều trong những vùng đất mà khả năng rửa trôi tự nhiên kém.
Khi bón quá nhiều phân chuồng đến độ có thể gây nên đất bị nhiễm muối, người ta thường ngăn ngừa bằng cách trộn thêm vôi bột carbonat vào đất sau khi bón phân chuồng và tưới một lượng nước thật đẫm để rửa bớt lượng muối.
2. Nguồn lây bệnh và cỏ dại
Trong phân chuồng thô có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhông côn trùng, nhiều bào tử ngủ nghĩ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng. khi bón phân chuồng tươi xuống đất, rất dễ nhận thấy hiện tượng các nấm bệnh. Ngoài ra còn một số bệnh còn có thể lây lan cho người như giun sán, salmonella……
Việc sử dụng phân chuồng thô thường liên quan tới vấn đề gia tăng cỏ dại. Trong một số trường hợp, vấn đề này có thể là do hạt cỏ có trong các loại phân trộn vào đất để lên luống, liếp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, sự phát triển mạnh mẽ của cỏ dại sau khi bón phân chuồng không phải do hạt cỏ có sẵn trong phân nhưng do tính năng kích thích của phân chuồng đối với hạt cỏ có sẵn trong đất. Việc cỏ dại mọc tràn lan và xanh tốt có thể do các hoạt động sinh học, sự hiện diện của các acid hữu cơ hoặc sự phì nhiêu của đất canh tác được gia tăng. Tùy thuộc vào loại cỏ dại phát triển, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ sự bất cân đối dinh dưỡng đã nói tới ở trên. Sự dư thừa kali và đạm đặc biệt ảnh hưởng tới vấn đề cỏ dại. Bên cạnh việc theo dõi đất đai và dinh dưỡng trong phân chuồng, sự quan tâm tới việc bón phân cũng góp phần làm giảm cỏ dại mọc tràn lan.
3. Giảm chất lượng nông sản
Vì khi phân chuồng phân hủy trong đất, những hợp chất hóa học như Skatole, Indole, các hợp chất Phenol được phóng thích ra và được cây trồng hấp thu. Sự kiện này có thể làm mất hương vị tự nhiên của nông sản, nhất là các loại cây trồng dùng làm thực phẫm trực tiếp cho con người. Vì lý do này, không nên bón trực tiếp phân chuồng thô vào các loại rau màu đang phát triển.
Một vài loại phân chuồng có chứa các dư lượng độc tố như các chất kích thích, các kháng sinh, thuốc sát trùng, vi khuẩn gây bệnh và các yếu tố hữu cơ khác.
Nhiều chất trong số các độc tố này có thể khử đi được qua kỹ thuật ủ háo khí có nhiệt độ cao. Từ đó người ta khuyến cáo áp dụng kỹ thuật ủ phân chuồng đúng cách để làm cho hoai mục và triệt tiêu các dư lượng kể trên trước khi sử dụng để bón cho rau màu. Tuy nhiên một vài loại phân chuồng như phân heo, phân chó, phân mèo, vẫn không được khuyến cáo vì những nghiên cứu gần đây đã cho thấy vi khuẩn Salmonella và E.Coli vẫn có thể tồn tại dù phân chuồng đã được ủ kỹ theo đúng kỹ thuật chứ chúng không hoàn toàn bị triệt tiêu như trước đây người ta vẫn nghĩ.
4. Ô nhiễm môi trường
Khi các chất dinh dưỡng trong phân chuồng thô bị rửa trôi hoặc ngấm xuống đất từ các nông trại hoặc các khu vực tồn trữ, chúng không những gây nên tình trạng ô nhiễm mà còn gây thất thoát cho nhà nông. Khi bị ngấm xuống các tầng nước ngầm, các hợp chất Nitrat trong phân chuồng cũng như từ các nguồn phân bón khác gây nên nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe con người. Khi bị trôi theo dòng nước, các chất dinh dưỡng gây nên hiện tượng phú dưỡng làm cho nước ao hồ, sông suối quá giàu dinh dưỡng gây nên tình trạng rong rêu phát triển. Hậu quả nghiêm trọng của việc thất thoát quá nhiều dưỡng chất có thể phải xem xét xa hơn là những vấn đề đơn giản đặt ra từ ban đầu.
Tài liệu tham khảo : Kiến thức nông nghiệp
Vì vậy chúng tôi khuyến cáo bạn nên sử dụng phân chuồng, xác bã thực vật phải ủ kỹ với Trichoderma để có hiệu quả cao nhất
Hướng dẫn ủ phân chuồng bằng Trichoderman :
Tuy nhiên nếu sử dụng phân chuồng không đúng kỹ thuật hoặc sử dụng phân chuồng tươi chưa qua quá trình ủ hoai sẽ gây tác hại nhiều hơn là có tác dụng, chúng làm chất lượng nông sản, thực phẩm bị nhiễm độc, dinh dưỡng đất đai mất cân đối, vấn đề cỏ dại và sự ô nhiễm môi trường.
1. Mất cân đối dinh dưỡng
Việc sử dụng phân chuồng thô thường gây ra tình trạng mất cân đối dinh dưỡng trong đất canh tác. Những sự kiện gây nên tình trạng này có thể bao gồm:
a. Cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng
Khi bón phân chuồng tươi xuống đất, các vi sinh vật trong đất tập trung phân giải các chất hữu cơ trong phân chuồng, chuyển hóa phân tươi thành mùn. Để các vi sinh vật hoạt động thì chúng phải sử dụng dinh dưỡng có sẵn trong đất, đặt biệt là lân và đạm để làm nguồn năng lượng hoạt động, do đó dẫn đến tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa vi sinh vật với cây trồng.
b. Ức chế hấp thu một số chất dinh dưỡng
Phân chuồng thường giàu một số chất dinh dưỡng nào đó như lân hoặc kali. Thông thường thì rất tốt cho việc canh tác nhưng sử dụng nhiều và lập đi lập lại sẽ gây nên tình trạng dư thừa một hoặc hai nguyên tố gây nên tình trạng mất cân đối dinh dưỡng.
Một thí dụ điển hình có thể kể ra như sau: Việc sử dụng quá nhiều phân gà thô đã gây nên sự thừa lân trong đất và các vùng nước lân cận bị ô nhiễm bởi lân. Các chất dư thừa cũng ngăn cản cây trồng hấp thụ các khoáng chất khác. Sự dư thừa lân ngăn cản cây trồng hấp thụ đồng và kẽm. Kali dư thừa làm giảm hiệu năng của Bor, Măng gan và ngay cả Magnesium (Ma-nhê).
c. Có thể làm đất bị chua
Sử dụng liên tục phân chuồng thô sẽ làm cho đất có tính acid (bị chua). Khi phân chuồng bị phân hủy thường phóng thích nhiều acid hữu cơ khác nhau, những acid hữu cơ này hỗ trợ quá trình chuyển hóa các khoáng chất sang dạng dễ dàng cho cây hấp thụ. Đây là một lợi ích của việc sử dụng phân chuồng nhưng ít được ghi nhận. Tuy nhiên theo thời gian, sự chuyển hóa các khoáng chất quá nhanh sẽ làm cho lượng Canxi trong đất bị cạn kiệt và kết quả là độ acid trong đất vượt ra khỏi ngưỡng tối ưu cho hầu hết các loại cây trồng.
Tuy phân chuồng thô có cung cấp canxi cho đất nhưng không đủ để gây hiệu quả ngược lại với khuynh hướng gia tăng độ acid của đất. Một giải pháp có thể sử dụng là bón thêm calci (Sử dụng bột vỏ sò, bột xương hoặc các nguồn calci khác trộn thêm vào).
d. Làm dư thừa một số chất
Một số phân chuồng tươi có chứa một lượng lớn đạm và muối khoáng. Khi dùng bón cho các loại cây trồng đang canh tác, những muối khoáng này có thể gây hậu quả tương tự như việc bón quá nhiều các phân bón hóa học. Với số lượng quá dư thừa chúng có thể làm cháy rễ các cây con, giảm khả năng chống chịu sâu bệnh và làm giảm thời gian bảo quản của nông sản. Dư thừa độ mặn trong đất thường liên quan với việc bón phân chuồng quá nhiều trong những vùng đất mà khả năng rửa trôi tự nhiên kém.
Khi bón quá nhiều phân chuồng đến độ có thể gây nên đất bị nhiễm muối, người ta thường ngăn ngừa bằng cách trộn thêm vôi bột carbonat vào đất sau khi bón phân chuồng và tưới một lượng nước thật đẫm để rửa bớt lượng muối.
2. Nguồn lây bệnh và cỏ dại
Trong phân chuồng thô có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhông côn trùng, nhiều bào tử ngủ nghĩ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng. khi bón phân chuồng tươi xuống đất, rất dễ nhận thấy hiện tượng các nấm bệnh. Ngoài ra còn một số bệnh còn có thể lây lan cho người như giun sán, salmonella……
Việc sử dụng phân chuồng thô thường liên quan tới vấn đề gia tăng cỏ dại. Trong một số trường hợp, vấn đề này có thể là do hạt cỏ có trong các loại phân trộn vào đất để lên luống, liếp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, sự phát triển mạnh mẽ của cỏ dại sau khi bón phân chuồng không phải do hạt cỏ có sẵn trong phân nhưng do tính năng kích thích của phân chuồng đối với hạt cỏ có sẵn trong đất. Việc cỏ dại mọc tràn lan và xanh tốt có thể do các hoạt động sinh học, sự hiện diện của các acid hữu cơ hoặc sự phì nhiêu của đất canh tác được gia tăng. Tùy thuộc vào loại cỏ dại phát triển, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ sự bất cân đối dinh dưỡng đã nói tới ở trên. Sự dư thừa kali và đạm đặc biệt ảnh hưởng tới vấn đề cỏ dại. Bên cạnh việc theo dõi đất đai và dinh dưỡng trong phân chuồng, sự quan tâm tới việc bón phân cũng góp phần làm giảm cỏ dại mọc tràn lan.
3. Giảm chất lượng nông sản
Vì khi phân chuồng phân hủy trong đất, những hợp chất hóa học như Skatole, Indole, các hợp chất Phenol được phóng thích ra và được cây trồng hấp thu. Sự kiện này có thể làm mất hương vị tự nhiên của nông sản, nhất là các loại cây trồng dùng làm thực phẫm trực tiếp cho con người. Vì lý do này, không nên bón trực tiếp phân chuồng thô vào các loại rau màu đang phát triển.
Một vài loại phân chuồng có chứa các dư lượng độc tố như các chất kích thích, các kháng sinh, thuốc sát trùng, vi khuẩn gây bệnh và các yếu tố hữu cơ khác.
Nhiều chất trong số các độc tố này có thể khử đi được qua kỹ thuật ủ háo khí có nhiệt độ cao. Từ đó người ta khuyến cáo áp dụng kỹ thuật ủ phân chuồng đúng cách để làm cho hoai mục và triệt tiêu các dư lượng kể trên trước khi sử dụng để bón cho rau màu. Tuy nhiên một vài loại phân chuồng như phân heo, phân chó, phân mèo, vẫn không được khuyến cáo vì những nghiên cứu gần đây đã cho thấy vi khuẩn Salmonella và E.Coli vẫn có thể tồn tại dù phân chuồng đã được ủ kỹ theo đúng kỹ thuật chứ chúng không hoàn toàn bị triệt tiêu như trước đây người ta vẫn nghĩ.
4. Ô nhiễm môi trường
Khi các chất dinh dưỡng trong phân chuồng thô bị rửa trôi hoặc ngấm xuống đất từ các nông trại hoặc các khu vực tồn trữ, chúng không những gây nên tình trạng ô nhiễm mà còn gây thất thoát cho nhà nông. Khi bị ngấm xuống các tầng nước ngầm, các hợp chất Nitrat trong phân chuồng cũng như từ các nguồn phân bón khác gây nên nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe con người. Khi bị trôi theo dòng nước, các chất dinh dưỡng gây nên hiện tượng phú dưỡng làm cho nước ao hồ, sông suối quá giàu dinh dưỡng gây nên tình trạng rong rêu phát triển. Hậu quả nghiêm trọng của việc thất thoát quá nhiều dưỡng chất có thể phải xem xét xa hơn là những vấn đề đơn giản đặt ra từ ban đầu.
Tài liệu tham khảo : Kiến thức nông nghiệp
Vì vậy chúng tôi khuyến cáo bạn nên sử dụng phân chuồng, xác bã thực vật phải ủ kỹ với KFT Trichoderma để có hiệu quả cao nhất
Hướng dẫn ủ phân chuồng bằng KFT Trichoderman :
https://kftvietnam.com/tu-van-ho-tro-ky-thuat/quy-trinh-u-xac-ba-thuc-vat-voi-che-pham-kft-trichoderma-rut-ngan-thoi-gian-u-phan-huy-dong-u-