Sầu riêng được biết đến là cây rất nhạy cảm với độ mặn. Làm cho cây suy kiệt và có thể chết.Đối với các cây bị nhiễm mặn vẫn có trái, thế nhưng trái nhỏ, teo quả không còn khả năng phát triển.Vậy điều cần làm cấp thiết lúc này để cứu vườn sầu riêng nhà mình khi bị nhiễm mặn là gì?
Bước thứ nhất: cắt bỏ quả sầu trên cây
- Đối với các cây đang nuôi quả nên “mạnh dạn” tiến hàng cắt bỏ các trái trên cây. Bởi nếu để trái neo trên cây lúc này có sự ảnh hưởng đến cây trồng rất nhiều, cây phải cung cấp chất dinh dưỡng cho quả, đồng nghĩa với hút dinh dưỡng từ đất, mà khả năng hút chất dinh dưỡng của cây đang bị ảnh hưởng rất nhiều. Cây sẽ phải “điều động” chất dinh dưỡng từ cành, lá để nuôi quả dẫn đến cây sẽ bị suy kiệt hơn.
Bước thứ hai: Rửa mặn cho cây bằng cách bón vôi.
HIỂU RÕ VỀ VÔI TRONG NÔNG NGHIỆP
- Phương pháp tối ưu nhất cho cây lúc này là dùng vôi để rửa mặn cho cây. Ta có thể dùng vôi bột để đẩy mặn trong đất đi ra. Bởi vôi là Ca và mặn là Natri. Ca có thể khử được natri ở thời điểm này .
Bước thứ ba: Bón phân hồi phục cây trồng
- Từ 10-15 ngày sau khi bón vôi nên bổ sung SUPERMAN 5L để phục hồi lại cho cây.
- Lúc này nên bón các loại phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục.
- Khi bón cần lưu ý bón cách gốc 1m, bởi sầu riêng là cây có nhiều rễ phụ, ăn nông, mọc xung quang gốc theo sự phát triển của tán lá.
CÁCH Ủ PHÂN CHUỒNG, XÁC BÃ THỰC VẬT NHANH NHẤT
Bước thứ tư: Quản lý sâu bệnh hại trên cây sầu riêng
- Khi cây sầu riêng hồi phục trở lại, cây sẽ cho nhiều đọt non, lúc này rấy phấn trắng rất dễ xuất hiện, chúng sẽ làm hư bộ lá non đồng thời quá trình phục hồi cây bị thất bại. Bởi vậy khi đọt vừa nhú cần phun thuốc cho cây ngay. Với điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao là điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh nấm gây ra nên cần phải thăm vườn thường xuyên để đưa ra các biện pháp phòng ngừa sớm nhất.