Mai vàng là loại hoa kiểng đặc trưng cho ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam. Với tên gọi cùng màu vàng rực rỡ đã cho chúng một vị trí quan trọng trên thị trường hoa kiểng. Hàng năm, nghề sản xuất hoa kiểng nói chung và mai vàng nói riêng đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân. Tuy nhiên, mai vàng thường bị một số loài sâu bệnh hại phổ biến như: nhện đỏ, bệnh cháy lá và đốm đồng tiền…
1.Nhện đỏ
*Triệu chứng
Nhện thường rất nhỏ, khó phát hiện nếu không nhìn kỹ,cả nhện trưởng thành và nhện non đều bu bám trên bề mặt của lá cây mai, cạp ăn biểu bì và chích hút dịch của lá cây mai từ khi lá bước vào giai đọan bánh tẻ trở đi, làm cho lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, sau đó lá chuyển dần sang mầu xanh đen và nâu hơi đậm loang lổ, phiến lá bị phồng lên như bánh tráng. Nếu không phát hiện và có biện pháp diệt trừ kịp thời, bộ lá của cây mai sẽ bị cằn lại, thô cứng và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến qúa trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây mai, nhất là trong mùa khô.
*Phòng trừ
– Không nên trồng hoặc đặt các chậu mai quá xít nhau, để vườn mai có độ thông thóang.
– Hàng ngày khi tưới tắm, chăm sóc vườn mai các bạn nên chú ý quan sát cây mai, kiểm tra bộ lá mai (nhất là những lá từ giai đọan bánh tẻ trở đi) để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời. Do cơ thể của nhện rất nhỏ vì thế để dễ phát hiện nhện các bạn phải dùng kính lúp, nếu không có kính lúp các bạn có thể kiểm tra bằng cách gián tiếp như sau: ngắt những lá mai nghi có nhện đặt vào giữa hai tờ giấy trắng rồi lấy tay vuốt nhẹ phía ngòai tờ giấy, nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ mầu vàng xanh, hồng hay đỏ thì lá đó đang có nhện gây hại, những chấm này càng nhiều thì chứng tỏ mật độ của nhện càng cao.
2.Bù lạch (Bọ trĩ)
*Triệu chứng: Bù lạch có đặc điểm là mỗi khi cây mai ra đọt non thì con trưởng thành của chúng sẽ di chuyển từ nơi khác tới đẻ trứng trên những đọt lá non, sau khi đẻ vài ngày trứng bắt đầu nở ra con bù lạch non (con ấu trùng). Cơ thể của bù lạch rất nhỏ, đẫy sức cũng chỉ dài khỏang hơn môt cm. Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều chích hút nhựa của những lá non, tạo ra những vết lấm tấm trắng nhỏ li ti. Những lá bị hại sẽ mất dần chất dinh dưỡng, phát trển không bình thường, nhỏ lại, mép lá bị khô cháy và cong lên, lá trở lên thô cứng.
Khi những lá bị hại chuyển sang giai đọan bánh tẻ và già, thức ăn không phù hợp cho chúng , chúng lại di chuyển sang những lá non khác để chích hút và gây hại. Bù lạch thường gây hại nhiều trong mùa khô, khi mùa mưa đến mật số bù lạch sẽ giảm dần.
* Phòng trị
– Khi tưới nước cho cây mai, bạn nên dùng lọai máy bơm có áp suất mạnh ,xịt thẳng tia nước vào những chỗ mà bù lạch “cư trú” để rửa trôi bớt chúng, với cách làm này bạn cũng có sẽ làm giảm bớt được mật số của một số đối tượng dịch hại đang gây hại trên cây mai như nhện đỏ, rệp sáp…
KHUYẾN CÁO:
Đối với nhện đỏ và bọ trĩ sử dụng BUG RED định kì để phòng trừ.
3.Bệnh vàng lá sinh lý
*Triệu chứng
– Lá non có màu vàng nhạt hoặc trắng bạc, các gân lá còn xanh, phiến lá hơi bị cong, cây sinh trưởng chậm lại.
– Nguyên nhân gây bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. Cây mai trồng trong chậu, đất xấu, ít được bón phân, thường bị bệnh vàng lá ở lá non và bệnh cháy lá ở lá già.
*Phòng trị
Bón đầy đủ phân. Khi có hiện tượng vàng lá, ngoài bón phân nên kết hợp phun phân bón lá có chất vi lượng, cây sẽ mau hết bệnh
4. Bệnh đốm đồng tiền.
*Triệu chứng : Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm rất nhỏ cỡ một vài ly, sau đó nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như ẩm độ trong vườn cao, thiếu nắng…thì chúng phát triển rộng ra. Vết bệnh đa số có dạng hình tròn hoặc hơi tròn như đồng tiền (nên gọi là bệnh đốm đồng tiền) hoặc hình bầu dục, mầu xám trắng hay xám xanh da trời . Theo thời gian vết bệnh cứ lan rộng dần ra xung quanh, nếu nặng nhiều vết sẽ hòa lẫn vào nhau tạo ra hình dạng bất kỳ, mầu sắc loang lổ vằn vèo như da hổ, cứ thế nhiều lớp chồng chất lên nhau làm cho lớp vỏ của cây mai dầy lên, có độ xốp giống như một lớp nhung bao quanh gốc cây mai.
*Phòng trị
– Không nên trồng hoặc sắp xếp những chậu mai trong vườn qúa dầy, quá gần nhau để vườn mai thông thóang, khô ráo, dưới tán, dưới gốc cây nhận được thêm ánh sáng mặt trời, sẽ có tác dụng hạn chế bệnh phát sinh, phát triển. Đây có thể được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh.
– Có thể dùng Nano Đồng xịt ngừa lên những chỗ thường hay bị bệnh trên thân, cành.