1. Yếu tố ánh ánh - yếu tô quan trọng nhất trong trồng rau thủy canh
- Ánh sáng – yếu tố quan trọng nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau. Ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng vô tận duy nhất để cây xanh quang hợp biến các chất vô cơ nước, khí cacbonic thành các hợp chất hữu cơ tích lũy trong lá, hoa, quả, củ…Đối với các loại cây khác nhau sẽ có như cầu về ánh sáng không giống nhau.
- Kể cả cây ra trồng thủy canh hay thổ canh thì thời gian chiếu sáng trong ngày đạt từ 5-6 tiếng/ngày thì cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Nếu ánh sáng yếu ta có thể bổ sung thêm hệ thống đèn led. Như ta đã biết khi cây thiếu ánh sáng, cây phát triển chiều cao, bên cạnh đó sự phát triển chiều ngang của cây bị hạn chế: thân nhỏ, yếu,.. cây không đảm bảo được sản lượng, và chất lượng của cây.
- Bởi nắng chịu trực tiếp vào hệ thống thủy canh, nó có thể làm tăng nhiệt độ cây có thể bị héo. Nắng cũng có thể làm thay nồng độ pH trong dung dịch. Vậy nên khi trồng rau thủy canh mọi người nên dùng lưới đen để cắt nắng. Lưới đen có thể làm giảm cường độ, khuyếch tán ánh sáng, giup cây trồng quang hợp tốt mà không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển.
2. Nguồn dinh dưỡng sử dụng cho cây trồng ở môi trường thủy canh
- Đối với trồng rau thủy canh, hiện nay có hai loại đang được trồng phổ biến đó là nhóm rau ăn lá và rau ăn quả. Nguồn dinh dưỡng cần được cung cấp đầy đủ và kịp thời để cho cây có thể phát triển.
- Hiện có hai nguồn dinh dưỡng cho cây đang được sử dụng phổ biến đó chính là: nguồn dinh dưỡng pha sẵn và nguồn dinh dưỡng được phối trộn theo công thức.
- Với mỗi nguồn dinh dưỡng thì đều có những đặc điểm riêng.
- Tùy vào diện tích trồng rau thủy canh, loại cây trồng va hiệu quả các lần thử nghiệm để đưa ra lựa chọn tốt nhất.
3. Nồng độ pha dung dịch cho cây trồng trong rau thủy canh
- Tùy vào loại cây trồng, vào từng giai đoạn mà pha nồng độ dinh dưỡng khách nhau. Để đảm bảo được nhu cầu của cây tránh tình trạng quá dư hoặc quá thiểu cho cây.
4. Một yếu tố cần chú ý đến nữa trong rau thủy canh là giá thể
Giá thể là chỗ dựa cho bộ rễ, từ giá thể cây sẽ mọc dài ra và tìm đến nguồn nước, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, bởi vậy giá thể trồng rau thủy canh phái tươi xốp, sạch, khử trùng sạch sẽ.
5. Phòng trừ sâu hại trên rau thủy canh
- Khi trồng thủy canh trên quy mô lớn sẽ hạn chế được vấn đề này, thế nhưng đối với cấc mô hình trồng rau thủy canh tại gia đình thì việc gây hại của sâu là điều không thể không nói đến. Đối với khi sâu gặp các loại sâu ăn lá có thể sử dụng các chếp phẩm sinh học như: chế phẩm tỏi ớt…
- Cách làm chế phẩm bao gồm: 1kg tỏi, 1kg ớt, 1kg gừng, 1 lít rượu trắng. Hỗn hợp sau khi xay được ngâm 10 ngày, sau đó phun lên 2 mặt lá theo tỷ lệ: 200ml dung dịch + 5 Lít nước sạch.
- Đối với các loại rệp, sâu tơ, sâu cuốn lá, bọ nhảy, nhện, bọ phấn trắng, ốc sên ta có thể sử dụng sấy khô các bộ phận từ cây thuốc lá: Lấy các phần thân, lá cây thuốc lá thái nhỏ và phơi khô, sau đấy lấy 400gr thuốc lá phơi khô đó cho ngâm vào 10 lít nước sạch và phun đều 2 mặt lá cho cây.
- Nếu trong vườn có lắp vòng xuay tự động có thể pha dung dịch trên để tưới cho toàn bộ vườn.